Ngoài nhà tầng, xe sang từ Dylan cho đến Audi, năm nay bộ hàng mã iPhone, iPad đắt hàng như tôm tươi, như thể cơn sốt hàng hiệu Apple đã lan xuống âm phủ.
Phố Hàng Mã (Hà Nội) những ngày trước Rằm tháng Bảy (âm lịch) đầy những mặt hàng màu sắc xanh, vàng... lòe loẹt như chật chội thêm bởi từng xe, từng xe chở xe máy, nhà lầu, hình nhân quần áo giấy từ đây tỏa đi. Khách đến mua hàng mã cho thế giới người âm cũng nườm nượp.
Dân kinh doanh hàng mã dường như khai thác triệt để câu nói dân gian "Trần sao, âm vậy" với đủ các loại mặt hàng từ thiết yếu như quần áo, mũ mão, nhà cửa, xe cộ, trâu bò, lợn gà, điều hòa, TV, tủ lạnh, phương tiện liên lạc như điện thoại di động... cho đến cả hàng xa xỉ như xe hơi hiệu Audi, Mercedes và tất nhiên không thể thiếu sản phẩm của "Quả táo" là smartphone iPhone và máy tính bảng iPad.
Một chủ cửa hàng cho biết, iPhone, iPad có bán từ khoảng vài ba năm nay và đặc biệt, năm nay loại hàng mã này bán rất chạy, có thời điểm không có hàng để bán. Tuy nhiên, nếu như người trần còn phải đắn đo khi mua iPad hay iPhone thi "người âm" sẽ được nhận trọn gói: cả iPhone, iPad kèm thẻ SIM, thẻ nạp tiền, sạc pin và tai nghe, loa di động. Nếu không thích loa di động, khách hàng có thể chọn bộ iPhone, iPad có một chiếc đồng hồ đeo tay - cũng là vật dụng thiết yếu trong đời thường.
Bộ hàng mã iPhone, iPad có hai màu để lựa chọn: màu đen và trắng, với giá bán 150.000 đồng.
"Tôi mua bộ này cho cháu trai. Mong rằng cháu ở dưới đó nhận được", một chị khách hàng vừa vội vã chằng số hàng mã mua được sau xe vừa nói.
Ngoài bộ iPhone, iPad mã còn có một số bộ sản phẩm khác có kèm theo điện thoại di động Nokia như bộ đồng hồ mạ vàng, điện thoại Nokia, ví da, thắt lưng, thẻ nạp tiền điện thoại, SIM card, dây chuyền, thuốc lá, kính và nhẫn. Bộ này có giá lên tới 180 nghìn đồng và theo chị bán hàng giải thích là nếu mua cúng cho nam thì mua bộ này là đủ dùng.
Tục đốt vàng mã có từ bao giờ?
"Theo nhà nghiên cứu văn hóa Hoàng Tuấn Phổ, tục lệ dùng hàng mã vốn khởi phát từ đời Hán ở Trung Quốc (vào khoảng năm 206 TCN - 220 SCN). Ban đầu, do người dân thường chôn theo tiền bạc cho người thân (một hình thức chia của) với lễ cúng thường bằng ngọc bạch, tiền đồng nên quá tốn kém, đã chuyển sang cúng lễ bằng tiền giấy.
Người Việt dùng hàng mã muộn hơn, do quan niệm người chết không mất, "trần sao âm vậy", người sống vẫn phải chu cấp đồ dùng cho người chết. Họ vẫn chia của cho người chết bằng cơm, trứng, vật dụng đặt trên mồ mả, nhưng rồi sẽ đem về nhà dùng vì "thấy người chết không dùng đến". Khoảng vào thời hậu Lê, tục lệ đốt vàng mã mới trở thành một văn hóa tâm linh trong dân gian và lưu truyền đến ngày nay.
Còn tục lệ "tháng Bảy ngày rằm xá tội vong nhân" thì khởi phát từ truyền thuyết của đạo Phật về sự tích lễ Vu Lan, kể chuyện Mục Liên tôn giả cứu người mẹ lúc sống gây nhiều tội nghiệt thoát khỏi đày đọa trong địa ngục" - Theo báo CAND.
Kinh Phật không dạy đốt vàng mã
"Theo Tiến sĩ Phật học, Đại đức Thích Đức Thiện, mặc dù dịp này nhân dân và phật tử thường đốt rất nhiều hàng mã, nhưng thực chất kinh Phật không dạy như vậy.
"Tục lệ đốt hàng mã vào rằm tháng bảy bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian. Bởi Phật giáo Việt Nam mang màu sắc tinh thần của đạo Khổng, đạo Lão, đạo Mẫu, tín ngưỡng dân gian… trong một ngôi chùa, giao hòa đến mức nhân dân cho rằng chùa là bùa của làng. Mặc dù Giáo hội Phật giáo Việt Nam không khuyến khích phật tử đốt nhiều vàng mã, nhưng do đây là nhu cầu tâm linh có từ lâu đời, nên chỉ hướng dẫn, giải thích để phật tử giác ngộ bản chất mà hạn chế dần, giảm thiểu thiệt hại về môi trường và kinh tế, lưu giữ nét nhân văn trong văn hóa ngày rằm tháng bảy" - Theo báo CAND.
Phố Hàng Mã (Hà Nội) những ngày trước Rằm tháng Bảy (âm lịch) đầy những mặt hàng màu sắc xanh, vàng... lòe loẹt như chật chội thêm bởi từng xe, từng xe chở xe máy, nhà lầu, hình nhân quần áo giấy từ đây tỏa đi. Khách đến mua hàng mã cho thế giới người âm cũng nườm nượp.
iPhone, iPad hàng mã được đóng gói và bán theo bộ giá 150 ngàn đồng. |
Dân kinh doanh hàng mã dường như khai thác triệt để câu nói dân gian "Trần sao, âm vậy" với đủ các loại mặt hàng từ thiết yếu như quần áo, mũ mão, nhà cửa, xe cộ, trâu bò, lợn gà, điều hòa, TV, tủ lạnh, phương tiện liên lạc như điện thoại di động... cho đến cả hàng xa xỉ như xe hơi hiệu Audi, Mercedes và tất nhiên không thể thiếu sản phẩm của "Quả táo" là smartphone iPhone và máy tính bảng iPad.
Một chủ cửa hàng cho biết, iPhone, iPad có bán từ khoảng vài ba năm nay và đặc biệt, năm nay loại hàng mã này bán rất chạy, có thời điểm không có hàng để bán. Tuy nhiên, nếu như người trần còn phải đắn đo khi mua iPad hay iPhone thi "người âm" sẽ được nhận trọn gói: cả iPhone, iPad kèm thẻ SIM, thẻ nạp tiền, sạc pin và tai nghe, loa di động. Nếu không thích loa di động, khách hàng có thể chọn bộ iPhone, iPad có một chiếc đồng hồ đeo tay - cũng là vật dụng thiết yếu trong đời thường.
Bộ hàng mã iPhone, iPad có hai màu để lựa chọn: màu đen và trắng, với giá bán 150.000 đồng.
"Tôi mua bộ này cho cháu trai. Mong rằng cháu ở dưới đó nhận được", một chị khách hàng vừa vội vã chằng số hàng mã mua được sau xe vừa nói.
Ngoài bộ iPhone, iPad mã còn có một số bộ sản phẩm khác có kèm theo điện thoại di động Nokia như bộ đồng hồ mạ vàng, điện thoại Nokia, ví da, thắt lưng, thẻ nạp tiền điện thoại, SIM card, dây chuyền, thuốc lá, kính và nhẫn. Bộ này có giá lên tới 180 nghìn đồng và theo chị bán hàng giải thích là nếu mua cúng cho nam thì mua bộ này là đủ dùng.
Bộ sản phẩm từ điện thoại Nokia, nhẫn, thuốc lá, thắt lưng... có giá 180 nghìn đồng |
Siêu xe Audi có giá 200 nghìn đồngBiệt thự |
Ngôi biệt thự ba tầng có giá 200 nghìn đồng |
Tục đốt vàng mã có từ bao giờ?
"Theo nhà nghiên cứu văn hóa Hoàng Tuấn Phổ, tục lệ dùng hàng mã vốn khởi phát từ đời Hán ở Trung Quốc (vào khoảng năm 206 TCN - 220 SCN). Ban đầu, do người dân thường chôn theo tiền bạc cho người thân (một hình thức chia của) với lễ cúng thường bằng ngọc bạch, tiền đồng nên quá tốn kém, đã chuyển sang cúng lễ bằng tiền giấy.
Người Việt dùng hàng mã muộn hơn, do quan niệm người chết không mất, "trần sao âm vậy", người sống vẫn phải chu cấp đồ dùng cho người chết. Họ vẫn chia của cho người chết bằng cơm, trứng, vật dụng đặt trên mồ mả, nhưng rồi sẽ đem về nhà dùng vì "thấy người chết không dùng đến". Khoảng vào thời hậu Lê, tục lệ đốt vàng mã mới trở thành một văn hóa tâm linh trong dân gian và lưu truyền đến ngày nay.
Còn tục lệ "tháng Bảy ngày rằm xá tội vong nhân" thì khởi phát từ truyền thuyết của đạo Phật về sự tích lễ Vu Lan, kể chuyện Mục Liên tôn giả cứu người mẹ lúc sống gây nhiều tội nghiệt thoát khỏi đày đọa trong địa ngục" - Theo báo CAND.
Kinh Phật không dạy đốt vàng mã
"Theo Tiến sĩ Phật học, Đại đức Thích Đức Thiện, mặc dù dịp này nhân dân và phật tử thường đốt rất nhiều hàng mã, nhưng thực chất kinh Phật không dạy như vậy.
"Tục lệ đốt hàng mã vào rằm tháng bảy bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian. Bởi Phật giáo Việt Nam mang màu sắc tinh thần của đạo Khổng, đạo Lão, đạo Mẫu, tín ngưỡng dân gian… trong một ngôi chùa, giao hòa đến mức nhân dân cho rằng chùa là bùa của làng. Mặc dù Giáo hội Phật giáo Việt Nam không khuyến khích phật tử đốt nhiều vàng mã, nhưng do đây là nhu cầu tâm linh có từ lâu đời, nên chỉ hướng dẫn, giải thích để phật tử giác ngộ bản chất mà hạn chế dần, giảm thiểu thiệt hại về môi trường và kinh tế, lưu giữ nét nhân văn trong văn hóa ngày rằm tháng bảy" - Theo báo CAND.
(Theo Chí Thành-VnReview/vietnamnet)
No comments:
Post a Comment