Đây là những lỗi đặc trưng xảy ra trên từng phiên bản, từ iPhone 2G cho đến iPhone 4. Một số hiện tượng này có thể sửa chữa dễ dàng, còn lại buộc phải thay toàn bộ bo mạch hoặc màn hình.
Từ năm 2007 đến nay, Apple đã cho ra mắt 4 phiên bản iPhone mang nhiều phong cách. Các sản phẩm này đều gặp phải những vấn đề khác hẳn nhau.
Theo ông Phan Tiến, quản lí công ty iShop trên đường Bùi Thị Xuân (Sài Gòn), lỗi hay gặp nhất trên sản phẩm là có đốm trên màn hình và dần loang sang chỗ khác. Hiện tượng này xảy ra khi xuất hiện sự va chạm mạnh hoặc rơi từ độ cao xuống mặt đất. Lúc đầu nó chỉ là một điểm lệch màu nhỏ, về sau sẽ lây lan ra toàn màn hình. Ông Tiến cho biết để khắc phục buộc phải thay phần hiển thị. Do cảm ứng và màn hình dính liền với nhau nên phải thay cả 2 và số tiền vào khoảng 1 triệu đồng.
Một vấn đề nhỏ khác thường xuyên gặp trên iPhone 2G là hiện tượng loa bị rè hoặc âm thanh nhỏ. Nguyên nhân là do bụi đóng cặn làm giảm chất lượng âm thanh. Biện pháp khắc phục khá đơn giản, chỉ cần mang ra cửa hàng chuyên phần cứng Apple và nhờ vệ sinh tại chỗ với giá dưới 100 nghìn đồng.
Vấn đề hay xảy ra nhất trên điện thoại này là hỏng kết nối Wi-Fi và thường đi kèm Bluetooth. Đây cũng là kinh nghiệm của những người hay mua iPhone 3G cũ, thường xuyên kiểm tra các kết nối không dây đầu tiên. Theo một chuyên gia về iPhone, khi sản phẩm không bắt được Wi-Fi, người dùng thử reset lại cài đặt mạng. Nếu không khắc phục được buộc phải mang ra hàng với phí sửa vào khoảng 900 nghìn đồng.
Sản phẩm này được cho là ổn định nhất trong 4 đời iPhone. Máy hầu như ít có lỗi nặng, chỉ duy nhất chết IC nguồn do dùng sạc nhái, giả không chính hãng. Hiện tượng có thể nhận biết khi máy bật không lên kể cả khi cắm điện. Khi đó, người dùng phải mang máy ra tiệm với chi phí sửa khoảng từ 800 nghìn đến 1,2 triệu đồng.
Theo ông Mai Triều Nguyên, Giám đốc công ty Mai Nguyên (Sài Gòn), iPhone 4 hay bị mắc lỗi về âm thanh, sóng và nút Home chập chờn. Người này cho biết, nhiều đợt hàng iPhone 4 chính hãng bị lỗi loa đàm thoại với tỉ lệ rất cao lên đến 30%. Còn nút Home chập chờn là do bị ẩm khi nước hoặc mồ hôi xâm nhập trong quá trình sử dụng. Tất cả 2 trường hợp trên đều được mang lên công ty phân phối để tiến hành kiểm tra và đổi mới.
Còn trường hợp mất sóng thường xảy ra trên iPhone 4 đợt đầu tiên sản xuất và biện pháp khắc phục khá đơn giản là trang bị vỏ bảo vệ để tránh chạm tay trực tiếp vào phần bắt sóng.
Từ năm 2007 đến nay, Apple đã cho ra mắt 4 phiên bản iPhone mang nhiều phong cách. Các sản phẩm này đều gặp phải những vấn đề khác hẳn nhau.
iPhone 2G
Điện thoại đầu tiên của Apple đã được hơn 4 năm tuổi và người dùng chỉ có thể mua sản phẩm đã qua sử dụng. Máy dùng vi xử lí tốc độ 412 MHz, màn hình 3,5 inch và camera chụp ảnh 2 megapixel.Theo ông Phan Tiến, quản lí công ty iShop trên đường Bùi Thị Xuân (Sài Gòn), lỗi hay gặp nhất trên sản phẩm là có đốm trên màn hình và dần loang sang chỗ khác. Hiện tượng này xảy ra khi xuất hiện sự va chạm mạnh hoặc rơi từ độ cao xuống mặt đất. Lúc đầu nó chỉ là một điểm lệch màu nhỏ, về sau sẽ lây lan ra toàn màn hình. Ông Tiến cho biết để khắc phục buộc phải thay phần hiển thị. Do cảm ứng và màn hình dính liền với nhau nên phải thay cả 2 và số tiền vào khoảng 1 triệu đồng.
Một vấn đề nhỏ khác thường xuyên gặp trên iPhone 2G là hiện tượng loa bị rè hoặc âm thanh nhỏ. Nguyên nhân là do bụi đóng cặn làm giảm chất lượng âm thanh. Biện pháp khắc phục khá đơn giản, chỉ cần mang ra cửa hàng chuyên phần cứng Apple và nhờ vệ sinh tại chỗ với giá dưới 100 nghìn đồng.
iPhone 3G
iPhone 3G trình làng vào tháng 6/2008. Máy có cấu hình giống hệt model 2G, chỉ khác ở kiểu dáng, thêm kết nối 3G và định vị GPS.Vấn đề hay xảy ra nhất trên điện thoại này là hỏng kết nối Wi-Fi và thường đi kèm Bluetooth. Đây cũng là kinh nghiệm của những người hay mua iPhone 3G cũ, thường xuyên kiểm tra các kết nối không dây đầu tiên. Theo một chuyên gia về iPhone, khi sản phẩm không bắt được Wi-Fi, người dùng thử reset lại cài đặt mạng. Nếu không khắc phục được buộc phải mang ra hàng với phí sửa vào khoảng 900 nghìn đồng.
iPhone 3GS
iPhone 3GS có thiết kế giữ nguyên của model 3G nhưng được nâng cấp lên chip tốc độ cao hơn, RAM gấp đôi 256 MB, camera 3,2 megapixel, tự động lấy nét.Sản phẩm này được cho là ổn định nhất trong 4 đời iPhone. Máy hầu như ít có lỗi nặng, chỉ duy nhất chết IC nguồn do dùng sạc nhái, giả không chính hãng. Hiện tượng có thể nhận biết khi máy bật không lên kể cả khi cắm điện. Khi đó, người dùng phải mang máy ra tiệm với chi phí sửa khoảng từ 800 nghìn đến 1,2 triệu đồng.
iPhone 4
Apple trình làng iPhone 4 vào năm ngoái với kiểu dáng hoàn toàn mới, màn hình giữ nguyên 3,5 inch nhưng được nâng cấp độ phân giải 960 x 640 pixel, cao gấp 4 lần so với ba model trước. Ngoài ra, chip cũng có tốc độ nhanh hơn, RAM 512 MB và camera 5 "chấm".Theo ông Mai Triều Nguyên, Giám đốc công ty Mai Nguyên (Sài Gòn), iPhone 4 hay bị mắc lỗi về âm thanh, sóng và nút Home chập chờn. Người này cho biết, nhiều đợt hàng iPhone 4 chính hãng bị lỗi loa đàm thoại với tỉ lệ rất cao lên đến 30%. Còn nút Home chập chờn là do bị ẩm khi nước hoặc mồ hôi xâm nhập trong quá trình sử dụng. Tất cả 2 trường hợp trên đều được mang lên công ty phân phối để tiến hành kiểm tra và đổi mới.
Còn trường hợp mất sóng thường xảy ra trên iPhone 4 đợt đầu tiên sản xuất và biện pháp khắc phục khá đơn giản là trang bị vỏ bảo vệ để tránh chạm tay trực tiếp vào phần bắt sóng.
No comments:
Post a Comment