Microsoft dường như đang xuống dốc. Apple đang trong thời kỳ chuyển đổi còn công ty non trẻ nhất Facebook chưa rõ sẽ đi về đâu.
Tuần qua, Microsoft đã trình chiếu một đoạn video hiển thị một số công nghệ tương lai của Microsoft mà họ có thể sẽ sử dụng trong 1 thập kỷ tới. Thực ra, cách đây mấy năm Intel đã từng có một video kiểu như thế, cũng hiển thị một tương lai công nghệ của hãng. Chỉ có điều, không may là Intel không thể chứng minh bất cứ công nghệ nào trong đoạn video sẽ “thống trị” tương lai như mong muốn của hãng.
Hiện nay, 4 “đại gia” làng công nghệ đang nổi lên là Microsoft, Apple, Google và Facebook. Với những phân tích sơ bộ sau, hãy xem, ai trong số những tên tuổi này sẽ sở hữu tương lai.
Công ty nào trong số "tứ trụ triều đình" này sẽ thống lĩnh tương lai?
Về mặt tài chính, Microsoft vẫn đang thành công, nhưng rõ ràng họ đang phải chật vật cạnh tranh trên một thị trường mà các thiết bị của Apple đang thống lĩnh với tâm điểm nhắm đến là người tiêu dùng.
Vấn đề của Microsoft được nhận định là đầu tư quá lan man, không tập trung. Kết quả là công ty bỏ ra quá nhiều công sức, nỗ lực nhưng lại không thực sự thành công ở mảng nào. Chẳng hạn, với Mango, phiên bản mới nhất của nền tảng Windows Phone, Microsoft đã có một sản phẩm thực sự cạnh tranh – nhưng hãng vẫn mất thị phần, mà chủ yếu có lẽ do hãng chưa đầu tư đủ cho nó.
Trong khi đó, Microsoft đã chi hàng tỷ USD cho Bing, song cũng không mang lại mấy kết quả.
Vấn đề ở đây không phải là chi bao nhiêu tiền, mà là có thành công hay không – và Microsoft ngày nay tập trung quá nhiều vào nhiều sản phẩm, số tiền đầu tư rất lớn song chưa đủ để đảm bảo thành công cho một lĩnh vực cụ thể. Và vì thế, công ty đang thất bại.
Trong cuốn tiểu sử về Steve Jobs, Jobs đã nói rằng Google đang trở thành Microsoft – quá lan man, không tập trung và quá sẵn sàng lao vào cuộc chơi sấp ngửa trên thị trường. Tóm lại, Google cần tập trung và chín chắn hơn nữa.
Trẻ em thường làm theo những gì người lớn làm. Steve Jobs đã miêu tả rất chính xác tình trạng “như trẻ con” của Google hiện nay. Gần đây, hệ điều hành di động được đánh giá thành công của Google là Android đang khiến hàng loạt nhà sản xuất phần cứng phải mất tiền bản quyền cho Microsoft – biến họ thành những “con ngựa hom hem” vì cuộc chiến bản quyền.
Từ Samsung đến HTC đã phải ngậm ngùi trả phí bản quyền sáng chế cho Microsoft trên mỗi thiết bị Android bán ra. Android trở thành nạn nhân của cuộc chiến bản quyền, khiến chi phí sản xuất các sản phẩm Android bị đội lên. Và một điều trớ trêu là, Android – sản phẩm của Google – lại mang về hàng tỷ USD cho Microsoft. Điều này thấy vấn đề của Google, đó là chất lượng của sản phẩm
Bởi vì thành công lâu dài của Facebook hầu như gắn liền với cách mọi người tương tác. Gần đây, Facebook đã giới thiệu những dịch vụ mới như Tagged, một dịch vụ xã hội được thiết kế để tạo ra những mối quan hệ sâu sắc hơn, và Nextdoor, một dịch vụ mang lại “tình xóm giềng” cho người dùng Facebook. Tuy nhiên, những dịch vụ như thế này lại cho thấy điểm yếu của Facebook – vấn đề nằm ở chỗ con người hiện nay không thể áp dụng hết những mối quan hệ mà Facebook mang lại, và những dịch vụ chung chung như Facebook lại không tập trung vào nhu cầu của những khu vực cộng đồng dân cư nhỏ hay những địa điểm địa lý đặc trưng.
Nói tóm lại, tương lai của Facebook sẽ phụ thuộc vào khả năng phát triển và ứng dụng của công ty với những kỹ năng ứng xử, tương tác của loại người. Liệu chúng có đủ tốt, đủ hấp dẫn để hầu hết mọi người đều thích và sử dụng dịch vụ mạng xã hội. Nếu không, Facebook sẽ chỉ là một công ty đang chờ ngày tận thế mà thôi.
Atari, Commodore, Netscape, Palm, Motorola và giờ là Research in Motion (RIM), tất cả đều chứng minh một điều rõ ràng rằng ngôi vô địch của ngày hôm nay có thể dễ dàng tụt hạng trong ngày mai. Tất nhiên, ở thời điểm hiện nay, Apple chưa đến nỗi gây cho mọi người cái cảm giá hãng đang sắp sửa sụp đổ vì không còn Steve Jobs nữa. Song hãng sẽ phải thay đổi hoặc phải tìm kiếm một ai đó thực sự có thể thay thế ông.
Cuối cùng, mỗi một công ty trong số bốn công ty trên phải tìm ra tầm nhìn, tâm điểm và sự sẵn sàng của chính họ để đối đầu với những thách thức cần thiết nhằm hoạch định và thống lĩnh tương lai. Mỗi một công ty đều có thể là “ông vua” của tương lai, nhưng cũng có thể chẳng ai trong số đó chạm tay tới được tương lai này.
Tuần qua, Microsoft đã trình chiếu một đoạn video hiển thị một số công nghệ tương lai của Microsoft mà họ có thể sẽ sử dụng trong 1 thập kỷ tới. Thực ra, cách đây mấy năm Intel đã từng có một video kiểu như thế, cũng hiển thị một tương lai công nghệ của hãng. Chỉ có điều, không may là Intel không thể chứng minh bất cứ công nghệ nào trong đoạn video sẽ “thống trị” tương lai như mong muốn của hãng.
Hiện nay, 4 “đại gia” làng công nghệ đang nổi lên là Microsoft, Apple, Google và Facebook. Với những phân tích sơ bộ sau, hãy xem, ai trong số những tên tuổi này sẽ sở hữu tương lai.
Công ty nào trong số "tứ trụ triều đình" này sẽ thống lĩnh tương lai?
Microsoft đang ở điểm lùi
Đây là Microsoft của Steve Ballmer. Trên nhiều khía cạnh, Microsoft ngày nay đã không còn giống mấy với công ty luôn lấy người dùng làm trung tâm mà Paul Allen và Bill Gates đã sáng lập vào những năm 1980.Về mặt tài chính, Microsoft vẫn đang thành công, nhưng rõ ràng họ đang phải chật vật cạnh tranh trên một thị trường mà các thiết bị của Apple đang thống lĩnh với tâm điểm nhắm đến là người tiêu dùng.
Vấn đề của Microsoft được nhận định là đầu tư quá lan man, không tập trung. Kết quả là công ty bỏ ra quá nhiều công sức, nỗ lực nhưng lại không thực sự thành công ở mảng nào. Chẳng hạn, với Mango, phiên bản mới nhất của nền tảng Windows Phone, Microsoft đã có một sản phẩm thực sự cạnh tranh – nhưng hãng vẫn mất thị phần, mà chủ yếu có lẽ do hãng chưa đầu tư đủ cho nó.
Trong khi đó, Microsoft đã chi hàng tỷ USD cho Bing, song cũng không mang lại mấy kết quả.
Vấn đề ở đây không phải là chi bao nhiêu tiền, mà là có thành công hay không – và Microsoft ngày nay tập trung quá nhiều vào nhiều sản phẩm, số tiền đầu tư rất lớn song chưa đủ để đảm bảo thành công cho một lĩnh vực cụ thể. Và vì thế, công ty đang thất bại.
Google: vẫn như một đứa trẻ
Năm 2007, người ta từng dự đoán Google sẽ chiến thắng. Google được cho là sẽ mua lại Microsoft vào năm 2015 và sẽ thống trị thế giới vào năm 2050. Tuy nhiên, cho đến nay, dường như mọi thứ không như tiên đoán.Trong cuốn tiểu sử về Steve Jobs, Jobs đã nói rằng Google đang trở thành Microsoft – quá lan man, không tập trung và quá sẵn sàng lao vào cuộc chơi sấp ngửa trên thị trường. Tóm lại, Google cần tập trung và chín chắn hơn nữa.
Trẻ em thường làm theo những gì người lớn làm. Steve Jobs đã miêu tả rất chính xác tình trạng “như trẻ con” của Google hiện nay. Gần đây, hệ điều hành di động được đánh giá thành công của Google là Android đang khiến hàng loạt nhà sản xuất phần cứng phải mất tiền bản quyền cho Microsoft – biến họ thành những “con ngựa hom hem” vì cuộc chiến bản quyền.
Từ Samsung đến HTC đã phải ngậm ngùi trả phí bản quyền sáng chế cho Microsoft trên mỗi thiết bị Android bán ra. Android trở thành nạn nhân của cuộc chiến bản quyền, khiến chi phí sản xuất các sản phẩm Android bị đội lên. Và một điều trớ trêu là, Android – sản phẩm của Google – lại mang về hàng tỷ USD cho Microsoft. Điều này thấy vấn đề của Google, đó là chất lượng của sản phẩm
Facebook: thành công hay chỉ là chờ ngày tận thế?
Facebook đang là chính Facebook. Công ty không thái quá học theo bất cứ người đi trước nào, và đang chuyển nguồn doanh thu từ quảng cáo đơn thuần sang các nguồn khác gắn bó gần gũi hơn với sản phẩm, như là game trên mạng xã hội. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa Facebook sẽ được đảm bảo thành công.Bởi vì thành công lâu dài của Facebook hầu như gắn liền với cách mọi người tương tác. Gần đây, Facebook đã giới thiệu những dịch vụ mới như Tagged, một dịch vụ xã hội được thiết kế để tạo ra những mối quan hệ sâu sắc hơn, và Nextdoor, một dịch vụ mang lại “tình xóm giềng” cho người dùng Facebook. Tuy nhiên, những dịch vụ như thế này lại cho thấy điểm yếu của Facebook – vấn đề nằm ở chỗ con người hiện nay không thể áp dụng hết những mối quan hệ mà Facebook mang lại, và những dịch vụ chung chung như Facebook lại không tập trung vào nhu cầu của những khu vực cộng đồng dân cư nhỏ hay những địa điểm địa lý đặc trưng.
Nói tóm lại, tương lai của Facebook sẽ phụ thuộc vào khả năng phát triển và ứng dụng của công ty với những kỹ năng ứng xử, tương tác của loại người. Liệu chúng có đủ tốt, đủ hấp dẫn để hầu hết mọi người đều thích và sử dụng dịch vụ mạng xã hội. Nếu không, Facebook sẽ chỉ là một công ty đang chờ ngày tận thế mà thôi.
Apple?
Trong số tất cả các công ty, Apple đang có con đường đi khó khăn nhất. Đó là vì gần đây Apple đã mất đi một người hội tụ đầy đủ các kỹ năng cần thiết để điều hành công ty. Đó là vì Steve Jobs đã có ảnh hưởng quá lớn với Apple. Để tiếp tục thành quả hiện tại, Apple không thể chỉ làm tốt – mà phải làm xuất sắc.Atari, Commodore, Netscape, Palm, Motorola và giờ là Research in Motion (RIM), tất cả đều chứng minh một điều rõ ràng rằng ngôi vô địch của ngày hôm nay có thể dễ dàng tụt hạng trong ngày mai. Tất nhiên, ở thời điểm hiện nay, Apple chưa đến nỗi gây cho mọi người cái cảm giá hãng đang sắp sửa sụp đổ vì không còn Steve Jobs nữa. Song hãng sẽ phải thay đổi hoặc phải tìm kiếm một ai đó thực sự có thể thay thế ông.
Cuối cùng, mỗi một công ty trong số bốn công ty trên phải tìm ra tầm nhìn, tâm điểm và sự sẵn sàng của chính họ để đối đầu với những thách thức cần thiết nhằm hoạch định và thống lĩnh tương lai. Mỗi một công ty đều có thể là “ông vua” của tương lai, nhưng cũng có thể chẳng ai trong số đó chạm tay tới được tương lai này.
Theo ICTNews (TNW) |
No comments:
Post a Comment