Trong số bốn hệ điều hành smartphone hàng đầu hiện nay, Android của Google “gặt hái” tỷ lệ lỗi phần cứng cao nhất và “ngốn” của các nhà mạng di động tới 2 tỷ USD/năm chi phí sửa chữa và đổi trả.
Không phải tất cả điện thoại smartphone hiện nay được tạo ra đồng đều như nhau và WDS đã chứng minh được rằng không phải tất cả điện thoại Android đều hoàn hảo. Trong một cuộc nghiên cứu kéo dài một năm về các cuộc gọi hỗ trợ dịch vụ khách hàng, WDS phát hiện ra rằng có nhiều điện thoại Android bị lỗi phần cứng hơn so với điện thoại iPhone, BlackBerry và Windows Phone 7. Điện thoại Android thậm chí đã “ngốn” của các nhà cung cấp tới 2 tỷ USD/năm chi phí thay thế.
Tim Deluca-Smith, phó chủ tich marketing của WDS chỉ ra rằng đây là một “bài toán nan giải” dành cho hệ điều hành Android. Vấn đề là trên thực tế, quá nhiều công ty đang dần bỏ qua những thiết bị Android giá rẻ. Tuy nhiên, những chiếc điện thoại giá rẻ không phải là “thủ phạm” chính góp phần làm tăng tỷ lệ máy lỗi dùng nền tảng Android. Deluca-Smith cho rằng sự cởi mở của Android đã cho phép hệ sinh thái này phát triển phi thường, ở một tỷ lệ đáng kinh ngạc và thành công này đang được chứng mình bằng vô số những thách thức.
Cuộc nghiên cứu kéo dài 12 tháng trên đã theo dõi 600.000 cuộc gọi hỗ trợ công nghệ được xử lý bởi WDS. Trong tất cả các cuộc gọi đối với điện thoại Android thì 14% cuôc gọi là do lỗi phần cứng. Xếp ở vị trí thứ hai là Windows Phone với 11% tổng số các cuộc gọi, iOS của Apple chiếm 7% và BlackBerry của RIM có tỷ lệ thấp nhất với 6%. Đáng lưu ý là những hệ điều hành gặp tỷ lệ lỗi phần cứng cao nhất lại thuộc về những công ty không sản xuất phần cứng.
Android hiện là hệ điều hành phổ biến nhất trong số bốn hệ điều hành ở trên, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi nó “ngốn” của các nhà cung cấp khoản chi phí cao nhất dành cho các vấn đề phần cứng. Cuộc nghiên cứu này không cung cấp bất cứ số liệu nào liên quan dến chi phsi sửa chữa hoặc hoàn trả của các thiết bị khác.
Võ Hiền
Theo Digitaltrends
No comments:
Post a Comment