Hiện tại chính là thời điểm cực kỳ thích hợp để đem số cổ phiếu của hai công ty lớn: Apple và Walt Disney do Steve Jobs để lại “đổi” ra 6,78 tỷ đô. Câu hỏi đặt ra là: Vì sao lại như vậy? Thời điểm này có điều kiện gì đặc biệt thuận lợi cho việc bán cổ phiếu?
Theo luật pháp của nước Mỹ, những người thừa kế của Steve nên bán tất cả số cổ phiếu ở Apple và Walt Disney đi để tránh khoản thuế khá lớn, lên tới 867 triệu đô. Nếu như Jobs để lại toàn bộ bất động sản lại cho người vợ của mình – Laurene Powell Jobs, toàn bộ gia đình sẽ không phải chi trả cho chính quyền tiền thuế chiếm 35% giá trị tài sản (được thừa kế) trừ khi bà mất hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu cho người khác.
Như vậy, nếu bán tất cả cổ phiếu từ bây giờ - thời điểm mà bà Laurene Powell Jobs vẫn còn sống và chưa bán căn nhà họ từng ở cùng nhau thì những người thừa kế cổ phần từ Jobs sẽ tiết kiệm được một khoản tiền thuế lớn. Thêm một thông tin nữa: vào năm 2013, Mỹ sẽ chính thức tăng thuế thêm 5% nữa và những người giàu có sẽ phải “đóng góp” khoảng 3,8% tổng số tiền nộp vào ngân quỹ quốc gia.
Một nhà hoạch định chính sách nổi tiếng, làm việc tại Asoiriant – ông Kacy Gott cho biết: “Tôi không tìm được lý do nào để họ không bán tất cả cổ phiếu đi. Đáng nhẽ họ phải tìm người mua chúng ngay từ đầu”.
Giá trị và tầm ảnh hưởng từ số cổ phiếu của Steve Jobs
Trên thực tế, Steve Jobs đã rất khôn ngoan khi tránh cho những người thừa kế khoản “phí thừa kế” bằng cách chuyển tất cả số cổ phiếu của mình cho họ từ lúc sức khoẻ vẫn chưa suy giảm nghiêm trọng, thần trí còn minh mẫn.
Cụ thể hơn về số lượng cổ phiếu mà Steve Jobs từng sở hữu: 138 triệu cổ phiếu của Walt Disney trị giá 4,74 tỷ đô và 5,55 triệu cổ phiếu của Apple trị giá 2,05 tỷ đô, tổng giá trị là 6,79 tỷ đô (tại thời điểm hiện nay). Nếu như ông bán tất cả chúng đi trước khi chết, khoản tiền thu được sẽ vào khoảng 5,78 tỷ đô do bị trừ 867 triệu đô tiền thuế và cổ phiếu lúc đó giá chưa cao như hiện tại.
Người đại diện của Laurece Powell Jobs – Candace Pugatch cho biết goá phụ này từ chối bình luận về khoản thuế mà bà phải trả cũng như quyết định bán hay giữ số cổ phiếu mà mình nắm giữ.
Nếu như số cổ phiếu này thực sự được tung ra thị trường, đây sẽ là một cơ hội lớn cho những đại gia muốn chen chân vào hai thế lực khổng lồ có tầm ảnh hưởng rộng khắp địa cầu: đầu tiên là hãng Walt Disney vốn quá nổi tiếng trong ngành điện ảnh với những bộ phim hoạt hình luôn cháy vé tại các rạp chiếu và thứ hai là Apple – hãng công nghệ lớn nhất thế giới hiện nay với các sản phẩm thống lĩnh thị trường là iPhone, iPad, iPod…
Theo đại diện từ phía Walt Disney, lượng cổ phiếu của Jobs tại công ty này tương đương khoảng 12 lần số lượng cổ phiếu của hãng thường được giao dịch trên thị trường. Nếu như người nhà của Steve quyết định bán hết sẽ gây ra cảnh lộn xộn trong hội đồng quản trị. Vì vậy chắc chắn Disney sẽ mua lại phần lớn hoặc toàn bộ số cổ phiếu này.
Trong khi đó đối với Apple, số cổ phiếu mà Steve Jobs nắm giữ tuy cũng khá lớn nhưng chỉ chiếm khoảng 1/3 lượng giao dịch thường ngày nên đó cũng không phải là vấn đề gì to tát cho lắm.
Giữ lại cổ phiếu giống như chơi một canh bạc?
Trước đây, việc đầu tư vào sản xuất phim của Steve Jobs giống như một canh bạc lớn. Ông mua lại xưởng Pixar năm 1986 từ George Lucas nhà sản xuất bộ phim “Star Wars” với cái giá 5 triệu đô. Tiếp đó là khoản đầu tư trị giá 50 triệu đô vào máy móc dây truyền nhân lực làm phim hoạt hình. Sau này Walt Disney mua lại Pixar và nghiễm nhiên Steve Jobs nắm một lượng kha khá cổ phần hãng này (trị giá tới 4,74 tỷ đô, gấp ~90 lần số tiền bỏ ra đầu tư).
Vâng, quả thật là một khoản lợi nhuận khổng lồ sau canh bạc dài tới vài chục năm. Liệu rằng Disney còn có khả năng phát triển vượt bậc để tăng giá trị tới gần 10 lần nữa không hay sẽ yếu đi hoặc chìm xuồng? Quá khó để có thể biết trước được. Vậy giữ lại đống cổ phiếu trị giá cả tấn tiền để làm gì? Tốt nhất là nên bán đi trước khi phải chịu một khoản thuế khổng lồ.
Tất nhiên ngoài việc bán cổ phiếu lấy tiền, bạn vẫn còn lựa chọn khác với số cổ phiếu của một công ty: trở thành thành viên hội đồng quản trị hoặc xin vào đó làm.
Chúng ta hãy cùng nhìn lại những người thừa kế của Steve Jobs: em gái Patti Jobs, 4 đứa con Eve Jobs, Erin Sienna Jobs, Reed Jobs, Lisa Brennan Jobs (với người vợ cũ Chrisann Brennan), và người vợ Laurene Powell Jobs (người được cho là sở hữu phần lớn tài sản Steve để lại). Trong số này chỉ có mỗi bà goá phụ Laurene là có khả năng tập hợp được phần lớn cổ phần tại hai công ty để đủ khả năng bước vào hội đồng quản trị hay vào làm quản lý tại tập đoàn.
Những người quen của Laurene Powell Jobs cho biết bà có bằng master trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, từng theo học tại trường Stanford University. Họ khẳng định rằng vị hôn phu của Steve Jobs không hề có ý định sẽ thay thế vị trí của chồng tại con thuyền lớn Apple hay Disney.
Như vậy, cổ phiếu trong tay những người thừa kế của Steve Jobs cũng chẳng có giá trị gì mấy ngoài việc đổi ra tiền mặt hoặc làm đồ kỷ niệm. Có lẽ chả ai dùng một đống giấy lộn có giá trị cả tỷ đô làm đồ kỷ niệm cả, do vậy chả chóng thì chầy, chúng sẽ được bán đi. Và hiện tại chính là thời điểm thích hợp nhất để bán mà không phải chịu một khoản thuế khá nặng gánh.
(Theo MaskOnline/Indiatimes)
Theo luật pháp của nước Mỹ, những người thừa kế của Steve nên bán tất cả số cổ phiếu ở Apple và Walt Disney đi để tránh khoản thuế khá lớn, lên tới 867 triệu đô. Nếu như Jobs để lại toàn bộ bất động sản lại cho người vợ của mình – Laurene Powell Jobs, toàn bộ gia đình sẽ không phải chi trả cho chính quyền tiền thuế chiếm 35% giá trị tài sản (được thừa kế) trừ khi bà mất hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu cho người khác.
Như vậy, nếu bán tất cả cổ phiếu từ bây giờ - thời điểm mà bà Laurene Powell Jobs vẫn còn sống và chưa bán căn nhà họ từng ở cùng nhau thì những người thừa kế cổ phần từ Jobs sẽ tiết kiệm được một khoản tiền thuế lớn. Thêm một thông tin nữa: vào năm 2013, Mỹ sẽ chính thức tăng thuế thêm 5% nữa và những người giàu có sẽ phải “đóng góp” khoảng 3,8% tổng số tiền nộp vào ngân quỹ quốc gia.
Một nhà hoạch định chính sách nổi tiếng, làm việc tại Asoiriant – ông Kacy Gott cho biết: “Tôi không tìm được lý do nào để họ không bán tất cả cổ phiếu đi. Đáng nhẽ họ phải tìm người mua chúng ngay từ đầu”.
Giá trị và tầm ảnh hưởng từ số cổ phiếu của Steve Jobs
Trên thực tế, Steve Jobs đã rất khôn ngoan khi tránh cho những người thừa kế khoản “phí thừa kế” bằng cách chuyển tất cả số cổ phiếu của mình cho họ từ lúc sức khoẻ vẫn chưa suy giảm nghiêm trọng, thần trí còn minh mẫn.
Cụ thể hơn về số lượng cổ phiếu mà Steve Jobs từng sở hữu: 138 triệu cổ phiếu của Walt Disney trị giá 4,74 tỷ đô và 5,55 triệu cổ phiếu của Apple trị giá 2,05 tỷ đô, tổng giá trị là 6,79 tỷ đô (tại thời điểm hiện nay). Nếu như ông bán tất cả chúng đi trước khi chết, khoản tiền thu được sẽ vào khoảng 5,78 tỷ đô do bị trừ 867 triệu đô tiền thuế và cổ phiếu lúc đó giá chưa cao như hiện tại.
Người đại diện của Laurece Powell Jobs – Candace Pugatch cho biết goá phụ này từ chối bình luận về khoản thuế mà bà phải trả cũng như quyết định bán hay giữ số cổ phiếu mà mình nắm giữ.
Nếu như số cổ phiếu này thực sự được tung ra thị trường, đây sẽ là một cơ hội lớn cho những đại gia muốn chen chân vào hai thế lực khổng lồ có tầm ảnh hưởng rộng khắp địa cầu: đầu tiên là hãng Walt Disney vốn quá nổi tiếng trong ngành điện ảnh với những bộ phim hoạt hình luôn cháy vé tại các rạp chiếu và thứ hai là Apple – hãng công nghệ lớn nhất thế giới hiện nay với các sản phẩm thống lĩnh thị trường là iPhone, iPad, iPod…
Theo đại diện từ phía Walt Disney, lượng cổ phiếu của Jobs tại công ty này tương đương khoảng 12 lần số lượng cổ phiếu của hãng thường được giao dịch trên thị trường. Nếu như người nhà của Steve quyết định bán hết sẽ gây ra cảnh lộn xộn trong hội đồng quản trị. Vì vậy chắc chắn Disney sẽ mua lại phần lớn hoặc toàn bộ số cổ phiếu này.
Trong khi đó đối với Apple, số cổ phiếu mà Steve Jobs nắm giữ tuy cũng khá lớn nhưng chỉ chiếm khoảng 1/3 lượng giao dịch thường ngày nên đó cũng không phải là vấn đề gì to tát cho lắm.
Giữ lại cổ phiếu giống như chơi một canh bạc?
Trước đây, việc đầu tư vào sản xuất phim của Steve Jobs giống như một canh bạc lớn. Ông mua lại xưởng Pixar năm 1986 từ George Lucas nhà sản xuất bộ phim “Star Wars” với cái giá 5 triệu đô. Tiếp đó là khoản đầu tư trị giá 50 triệu đô vào máy móc dây truyền nhân lực làm phim hoạt hình. Sau này Walt Disney mua lại Pixar và nghiễm nhiên Steve Jobs nắm một lượng kha khá cổ phần hãng này (trị giá tới 4,74 tỷ đô, gấp ~90 lần số tiền bỏ ra đầu tư).
Vâng, quả thật là một khoản lợi nhuận khổng lồ sau canh bạc dài tới vài chục năm. Liệu rằng Disney còn có khả năng phát triển vượt bậc để tăng giá trị tới gần 10 lần nữa không hay sẽ yếu đi hoặc chìm xuồng? Quá khó để có thể biết trước được. Vậy giữ lại đống cổ phiếu trị giá cả tấn tiền để làm gì? Tốt nhất là nên bán đi trước khi phải chịu một khoản thuế khổng lồ.
Tất nhiên ngoài việc bán cổ phiếu lấy tiền, bạn vẫn còn lựa chọn khác với số cổ phiếu của một công ty: trở thành thành viên hội đồng quản trị hoặc xin vào đó làm.
Chúng ta hãy cùng nhìn lại những người thừa kế của Steve Jobs: em gái Patti Jobs, 4 đứa con Eve Jobs, Erin Sienna Jobs, Reed Jobs, Lisa Brennan Jobs (với người vợ cũ Chrisann Brennan), và người vợ Laurene Powell Jobs (người được cho là sở hữu phần lớn tài sản Steve để lại). Trong số này chỉ có mỗi bà goá phụ Laurene là có khả năng tập hợp được phần lớn cổ phần tại hai công ty để đủ khả năng bước vào hội đồng quản trị hay vào làm quản lý tại tập đoàn.
Những người quen của Laurene Powell Jobs cho biết bà có bằng master trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, từng theo học tại trường Stanford University. Họ khẳng định rằng vị hôn phu của Steve Jobs không hề có ý định sẽ thay thế vị trí của chồng tại con thuyền lớn Apple hay Disney.
Như vậy, cổ phiếu trong tay những người thừa kế của Steve Jobs cũng chẳng có giá trị gì mấy ngoài việc đổi ra tiền mặt hoặc làm đồ kỷ niệm. Có lẽ chả ai dùng một đống giấy lộn có giá trị cả tỷ đô làm đồ kỷ niệm cả, do vậy chả chóng thì chầy, chúng sẽ được bán đi. Và hiện tại chính là thời điểm thích hợp nhất để bán mà không phải chịu một khoản thuế khá nặng gánh.
(Theo MaskOnline/Indiatimes)
No comments:
Post a Comment