Liệu sóng điện thoại có khả năng gây nguy hại cho bạn và những người xung quanh khi đang đổ xăng hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một chút về nguy cơ của việc nghe điện thoại ở trạm xăng.
Thật ra cũng không phải vô cớ mà chúng ta lại bàn đến vấn đề này trong ngày hôm nay, sáng 1/12 đã xảy ra một vụ nổ gây hậu quả nghiêm trọng khi một khách hàng nghe điện thoại... trong toilet nhà vệ sinh của trạm xăng.
Không hiếm trường hợp trên thế giới
Thật ra, những tai nạn cháy nổ tại trạm xăng (hay trên các phương tiện sử dụng xăng) được cho là liên quan đến điện thoại không phải là không có. Tại Trung Quốc, tập đoàn dầu khí Trung Quốc (CPC) đã thông báo tới tất cả trạm xăng của mình cấm khách hàng chat trên điện thoại sau khi có một sự cố hy hữu xảy ra: một khách hàng trong khi nghe điện thoại cúi xuống "soi" xem xăng trong bình còn hay hết, bình xăng đột ngột bốc cháy gây bỏng nặng. Hay một trường hợp ở Úc năm 1993, vụ cháy nổ cây xăng Metropolitan Fire Service được cho là liên quan mật thiết đến việc vị khách hàng này sử dụng di động trong quá trình đổ xăng.
Tờ Bangkok Post đã từng nhắc tới việc "một người lái xe ở Indonesia bị bỏng nặng tại trạm xăng khi anh đang nghe điện thoại trên chiếc xe của mình trong khi nhân viên trạm xăng đang bơm nhiên liệu". Điện thoại di động và việc gọi điện khi đó được cho là có liên quan đến vụ nổ.
Nếu chịu khó đọc các bản hướng dẫn của các nhà sản xuất điện thoại di động như Motorola hay Nokia đều có cảnh báo về việc không sử dụng thiết bị ở những nơi "có khả năng cháy nổ" và trạm xăng là một ví dụ điển hình nhất. Rõ ràng, nguy cơ chiếc điện thoại của bạn gây cháy nổ tại trạm xăng là có và các nhà sản xuất đã cẩn thận điều này.
Tìm hiểu nguyên nhân thật sự
Nhiều người cho rằng sóng điện thoại hay sóng Wifi là thủ phạm chính gây ra những vụ cháy nổ kiểu như vậy. Vì vậy, những lời cảnh báo truyền tay nhau kiểu: đừng dại mà nghe điện thoại ở trạm xăng, dùng điện thoại xa 10 mét xung quanh trạm xăng... luôn lan truyền trong cộng đồng. Đây là điều vớ vẩn nhất tôi từng được nghe.
Sóng điện thoại có mang năng lượng nhưng nó rất, rất nhỏ và hoàn toàn không có khả năng gây cháy. Nếu như chiếc điện thoại của bạn có khả năng thu được sóng mạnh tới mức có thể "phát hỏa" thì xin chia buồn, bạn có khả năng chết bất cứ lúc nào chứ không nhất thiết phải là ở trạm xăng.
Phải biết rằng, nếu "lượng sóng" bạn thu được đủ để phát ra tia lửa điện, bức xạ nó gây ra thừa sức hủy hoại các tế bào thần kinh của bạn (nguyên nhân của những cảnh báo sóng điện thoại không có lợi cho sức khỏe nhưng chưa có bất cứ bằng chứng nào và cường độ của nó quá nhỏ - xem thêm tại đây). Phải nói rằng, nguy cơ từ sóng là có, nhưng nó cực kỳ nhỏ. Nó khó cũng cỡ như bạn trúng số độc đắc 10 lần liên tục.
Vậy đâu là nguyên nhân của vụ phát nổ?
Tuy nguyên nhân không phải do sóng nhưng điện thoại của bạn có nguy cơ phát nổ và bạn có nguy cơ "chết" cao hơn rất nhiều và tăng theo thời gian nếu như sử dụng điện thoại liên tục. Vâng đúng, càng sử dụng lâu, nguy cơ phát nổ sẽ lớn dần lên.
Nếu như bạn để ý, đối với đa phần điện thoại, đặc biệt là các smartphone, khi gọi điện hoặc sử dụng 3G để vào mạng, nhiệt độ máy sẽ tăng lên rất nhanh. Chỉ cần nghe gọi trong khoảng 15 phút bằng iPhone, bạn đã có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi này. Nhiệt độ nóng lên sẽ là nhân tố quyết định. Nhiệt độ tăng và nếu như sử dụng một thiết bị không đảm bảo chất lượng, máy của bạn hoàn toàn có thể bị chập và phát ra tia lửa điện. Nếu chú ý, trong đa phần các trường hợp mà bạn tìm được, nạn nhân để thiết bị ở rất gần nơi bơm xăng (thùng xăng...).
Trong một số trường hợp, chính pin điện thoại là nguyên nhân và là yếu tố gần như duy nhất trong điện thoại có thể phát ra tia lửa điện gây cháy nổ. Nếu như tiếp xúc giữa pin và máy không tốt, pin không chất lượng, mồ hôi ở tay người dùng, má (trong khi áp điện thoại vào nghe) có thể gây ra hiện tượng đoản mạch và tạo ra cháy nổ. Đây chính là lý do mà CPC khuyến cáo người dùng không nên "chat" (sử dụng 3G) khi bơm xăng.
Khả năng gây nổ của điện thoại ở những nơi nhạy cảm
Nghe đến đây, chắc hẳn nhiều người sẽ thôi cả cầm điện thoại vào trạm xăng và bắt đầu lo lắng về tính mạng của mình mỗi lần đổ xăng. Đừng quá lo và dành đầu óc để nghĩ về việc khác. Khả năng bị phát nổ trong trạm xăng với nguyên nhân do điện thoại là cực kỳ nhỏ.
Đầu tiên, phải nói rằng có rất ít vụ cháy nổ ở trạm xăng được cho là liên quan đến điện thoại di động và chưa có bất cứ tai nạn nghiêm trọng nào được khẳng định chắc chắn liên quan đến thiết bị cầm tay này. Các vụ tôi nêu ở phía trên (hoặc các bạn có thể search Google) đều thuộc dạng "nghi ngờ".
Trở lại với những điều kiện để phát nổ, việc tạo ra một vụ nổ bằng xăng cần những yếu tố cơ bản là: xăng phải được phun sương để tạo hỗn hợp xăng - không khí với tỷ lệ hợp lý, cộng thêm các điều kiện cực kỳ quan trọng về nhiệt độ, áp suất và "mồi" (tia lửa) để có thể phát nổ. Trong trường hợp ở cây xăng, khả năng còn ít hơn cả trong những vụ xe cộ trong phim hành động bởi ngay cả yếu tố duy nhất có thể: mồi cũng không hề rõ ràng. Còn những yếu tố khác, tôi nghĩ khó có thể tìm được ở một trạm xăng và nếu có, người ta có thể cảm nhận được rất rõ ràng (mùi xăng).
Trường hợp trong nhà vệ sinh phía trên, chưa có kết luận nào về nguyên nhân chính thức nhưng rất khó có sự liện quan giữa xăng và điện thoại bởi lẽ nhà vệ sinh rất ít có khả năng có hơi xăng (vì khi thiết kế, chắc chắn họ cũng phải tính đến trường hợp khách hàng hút thuốc trong đó). Nếu nguyên nhân do điện thoại thì cũng không phải do sóng điện thoại mà có lẽ nhiều là do sự cố thiết bị. Lưu ý thêm, đây là trường hợp cực kỳ hiếm hoi (là trường hợp đầu tiên mà bác sĩ điều trị cho bệnh nhân này gặp).
(Theo Maskonline/Urbanlegends)
Thật ra cũng không phải vô cớ mà chúng ta lại bàn đến vấn đề này trong ngày hôm nay, sáng 1/12 đã xảy ra một vụ nổ gây hậu quả nghiêm trọng khi một khách hàng nghe điện thoại... trong toilet nhà vệ sinh của trạm xăng.
Không hiếm trường hợp trên thế giới
Thật ra, những tai nạn cháy nổ tại trạm xăng (hay trên các phương tiện sử dụng xăng) được cho là liên quan đến điện thoại không phải là không có. Tại Trung Quốc, tập đoàn dầu khí Trung Quốc (CPC) đã thông báo tới tất cả trạm xăng của mình cấm khách hàng chat trên điện thoại sau khi có một sự cố hy hữu xảy ra: một khách hàng trong khi nghe điện thoại cúi xuống "soi" xem xăng trong bình còn hay hết, bình xăng đột ngột bốc cháy gây bỏng nặng. Hay một trường hợp ở Úc năm 1993, vụ cháy nổ cây xăng Metropolitan Fire Service được cho là liên quan mật thiết đến việc vị khách hàng này sử dụng di động trong quá trình đổ xăng.
Tờ Bangkok Post đã từng nhắc tới việc "một người lái xe ở Indonesia bị bỏng nặng tại trạm xăng khi anh đang nghe điện thoại trên chiếc xe của mình trong khi nhân viên trạm xăng đang bơm nhiên liệu". Điện thoại di động và việc gọi điện khi đó được cho là có liên quan đến vụ nổ.
Nếu chịu khó đọc các bản hướng dẫn của các nhà sản xuất điện thoại di động như Motorola hay Nokia đều có cảnh báo về việc không sử dụng thiết bị ở những nơi "có khả năng cháy nổ" và trạm xăng là một ví dụ điển hình nhất. Rõ ràng, nguy cơ chiếc điện thoại của bạn gây cháy nổ tại trạm xăng là có và các nhà sản xuất đã cẩn thận điều này.
Tìm hiểu nguyên nhân thật sự
Nhiều người cho rằng sóng điện thoại hay sóng Wifi là thủ phạm chính gây ra những vụ cháy nổ kiểu như vậy. Vì vậy, những lời cảnh báo truyền tay nhau kiểu: đừng dại mà nghe điện thoại ở trạm xăng, dùng điện thoại xa 10 mét xung quanh trạm xăng... luôn lan truyền trong cộng đồng. Đây là điều vớ vẩn nhất tôi từng được nghe.
Sóng điện thoại có mang năng lượng nhưng nó rất, rất nhỏ và hoàn toàn không có khả năng gây cháy. Nếu như chiếc điện thoại của bạn có khả năng thu được sóng mạnh tới mức có thể "phát hỏa" thì xin chia buồn, bạn có khả năng chết bất cứ lúc nào chứ không nhất thiết phải là ở trạm xăng.
Phải biết rằng, nếu "lượng sóng" bạn thu được đủ để phát ra tia lửa điện, bức xạ nó gây ra thừa sức hủy hoại các tế bào thần kinh của bạn (nguyên nhân của những cảnh báo sóng điện thoại không có lợi cho sức khỏe nhưng chưa có bất cứ bằng chứng nào và cường độ của nó quá nhỏ - xem thêm tại đây). Phải nói rằng, nguy cơ từ sóng là có, nhưng nó cực kỳ nhỏ. Nó khó cũng cỡ như bạn trúng số độc đắc 10 lần liên tục.
Vậy đâu là nguyên nhân của vụ phát nổ?
Tuy nguyên nhân không phải do sóng nhưng điện thoại của bạn có nguy cơ phát nổ và bạn có nguy cơ "chết" cao hơn rất nhiều và tăng theo thời gian nếu như sử dụng điện thoại liên tục. Vâng đúng, càng sử dụng lâu, nguy cơ phát nổ sẽ lớn dần lên.
Nếu như bạn để ý, đối với đa phần điện thoại, đặc biệt là các smartphone, khi gọi điện hoặc sử dụng 3G để vào mạng, nhiệt độ máy sẽ tăng lên rất nhanh. Chỉ cần nghe gọi trong khoảng 15 phút bằng iPhone, bạn đã có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi này. Nhiệt độ nóng lên sẽ là nhân tố quyết định. Nhiệt độ tăng và nếu như sử dụng một thiết bị không đảm bảo chất lượng, máy của bạn hoàn toàn có thể bị chập và phát ra tia lửa điện. Nếu chú ý, trong đa phần các trường hợp mà bạn tìm được, nạn nhân để thiết bị ở rất gần nơi bơm xăng (thùng xăng...).
Trong một số trường hợp, chính pin điện thoại là nguyên nhân và là yếu tố gần như duy nhất trong điện thoại có thể phát ra tia lửa điện gây cháy nổ. Nếu như tiếp xúc giữa pin và máy không tốt, pin không chất lượng, mồ hôi ở tay người dùng, má (trong khi áp điện thoại vào nghe) có thể gây ra hiện tượng đoản mạch và tạo ra cháy nổ. Đây chính là lý do mà CPC khuyến cáo người dùng không nên "chat" (sử dụng 3G) khi bơm xăng.
Khả năng gây nổ của điện thoại ở những nơi nhạy cảm
Nghe đến đây, chắc hẳn nhiều người sẽ thôi cả cầm điện thoại vào trạm xăng và bắt đầu lo lắng về tính mạng của mình mỗi lần đổ xăng. Đừng quá lo và dành đầu óc để nghĩ về việc khác. Khả năng bị phát nổ trong trạm xăng với nguyên nhân do điện thoại là cực kỳ nhỏ.
Đầu tiên, phải nói rằng có rất ít vụ cháy nổ ở trạm xăng được cho là liên quan đến điện thoại di động và chưa có bất cứ tai nạn nghiêm trọng nào được khẳng định chắc chắn liên quan đến thiết bị cầm tay này. Các vụ tôi nêu ở phía trên (hoặc các bạn có thể search Google) đều thuộc dạng "nghi ngờ".
Trở lại với những điều kiện để phát nổ, việc tạo ra một vụ nổ bằng xăng cần những yếu tố cơ bản là: xăng phải được phun sương để tạo hỗn hợp xăng - không khí với tỷ lệ hợp lý, cộng thêm các điều kiện cực kỳ quan trọng về nhiệt độ, áp suất và "mồi" (tia lửa) để có thể phát nổ. Trong trường hợp ở cây xăng, khả năng còn ít hơn cả trong những vụ xe cộ trong phim hành động bởi ngay cả yếu tố duy nhất có thể: mồi cũng không hề rõ ràng. Còn những yếu tố khác, tôi nghĩ khó có thể tìm được ở một trạm xăng và nếu có, người ta có thể cảm nhận được rất rõ ràng (mùi xăng).
Trường hợp trong nhà vệ sinh phía trên, chưa có kết luận nào về nguyên nhân chính thức nhưng rất khó có sự liện quan giữa xăng và điện thoại bởi lẽ nhà vệ sinh rất ít có khả năng có hơi xăng (vì khi thiết kế, chắc chắn họ cũng phải tính đến trường hợp khách hàng hút thuốc trong đó). Nếu nguyên nhân do điện thoại thì cũng không phải do sóng điện thoại mà có lẽ nhiều là do sự cố thiết bị. Lưu ý thêm, đây là trường hợp cực kỳ hiếm hoi (là trường hợp đầu tiên mà bác sĩ điều trị cho bệnh nhân này gặp).
(Theo Maskonline/Urbanlegends)
No comments:
Post a Comment