Friday, January 6, 2012

Tỷ phú “2 đô” và huyền thoại Việt trên đất Mỹ

Một thanh niên người Việt đặt chân đến Mỹ với vỏn vẹn 2 USD trong túi. 15 năm sau, anh đã bán công ty riêng của mình với giá 1,8 tỷ USD.

Thành công đầy ấn tượng của nhà doanh nghiệp trẻ người Việt tên là Trung Dũng đang thu hút giới truyền thông Mỹ. Anh đang trở thành một "huyền thoại" trong thế giới công nghệ cao.

Những bài viết về anh xuất hiện trên các báo và tạp chí nổi tiếng như Forbes, Fortune, Financial Times, Wall Street Journal, San Francisco Chronicle... và trong cuốn sách Giấc mơ Mỹ của biên tập viên đài CBS Dan Rather.

Liều thuốc uớc mơ

Năm 1984, Trung Dũng chàng trai 17 tuổi rời Việt Nam sang Mỹ, chỉ với 2 USD trong túi và vốn tiếng Anh ít ỏi. Lúc đầu anh và người chị của mình xin được lưu trú ở Louisiana, sau đó chuyển sang Boston.

Một năm sau, anh may mắn vượt qua được kỳ thi tương đương trung học và ghi tên học hai môn Toán và Tin học ở Trường Đại học Massachusetts ở Boston.


Doanh nghiệp trẻ Trung Dũng.

Trung Dũng tiếp tục vừa học vừa làm đủ thứ công việc, từ rửa chén bát trong nhà hàng đến kỹ thuật viên trong các phòng máy tính để nuôi sống bản thân và gia đình.

Hàng tháng anh trích một phần ba khoản thu nhập từ 300 đến 400 USD để gửi về cho gia đình ở Việt Nam. Cuối cùng anh đã lấy được hai bằng đại học về toán và tin học, đồng thời hoàn tất một phần lớn chương trình cao học.

Cũng trong thời gian đó, mẹ anh bị bệnh ung thư, anh phải tạm dừng việc học để đi làm cả ngày kiếm tiền lo cho mẹ. Cuối năm 1995, sau khi mẹ mất, anh từ bỏ công việc chạy thử phần mềm để theo đuổi kế hoạch: Phát triển một chương trình có thể giúp các công ty chỉ đạo, kiểm soát, quản lý công việc kinh doanh qua mạng.

Do không có đủ tiền mua máy tính xách tay, anh phải gắn chiếc máy tính cá nhân cồng kềnh và màn hình 17-inches lên chiếc xe Honda Civic rồi "kéo lê" nó đi từ nơi này đến nơi khác để giới thiệu phần mềm của mình.

Do không có bề dày thành tích, anh chẳng thu hút được sự chú ý của các doanh nghiệp. Vốn đã ốm yếu, anh lại càng ốm hơn do bị sụt cân và trở nên xanh xao vì mất ngủ do bị giằng xé giữa sức ép phải nuôi sống gia đình và thực hiện ước mơ của mình.

May mắn thay, một người bạn giới thiệu anh với Mark Pine, nguyên là Ủy viên Ban Quản trị Sybase Inc đã về hưu nhưng vẫn muốn nhảy vào ngành công nghệ kỹ thuật cao.

Đó là một cơ hội mà anh quyết định không để vuột mất.

Thành công

Được sự hỗ trợ của Mark Pine, OnDisplay trở thành một trong những công ty phần mềm thành công, thu hút những khách hàng như Travelocity.com. Ý tưởng của anh đã thuyết phục được các nhà đầu tư và huy động được 35 triệu USD từ các nhà đầu tư trước khi chuyển sang cổ phần hóa.

Với kiến thức về máy tính, Trung Dũng thành lập OnDisplay, chương trình giúp các doanh nghiệp lấy dữ liệu từ những vị trí khác trên mạng trong khi vẫn ở tại chỗ của mình.

Khi công ty chuyển sang cổ phần hóa (năm 1999), trị giá cổ phiếu của Trung Dũng trên giấy tờ là 85 triệu USD. Năm tháng sau, công ty và thương hiệu của nó được chuyển nhượng cho Vignette với cái giá 1,8 tỷ USD.

Ở khu trường sở Bishop Ranch tại San Ramon, trong tòa cao ốc cạnh trụ sở cũ của OnDisplay, Trung Dũng lại mở một công ty phần mềm mới, công ty Fogbreak mà anh hy vọng sẽ "tỏa sáng" hơn công ty trước của mình.

Với Fogbreak, anh đặt mức yêu cầu cao hơn trước. Vừa là sáng lập viên, vừa đảm nhiệm chức vụ Giám đốc điều hành, anh muốn làm cho Fogbreak phát triển thành một công ty lớn và có lợi nhuận ngang ngửa với PeopleSoft nổi tiếng của Mỹ.

Khiêm tốn


Hiện nay Fogbreak vẫn đang đối mặt với những thách thức của thị trường kỹ thuật cao, đang tăng cao trong những tháng gần đây, nhưng không đến nỗi nóng bỏng như thời OnDisplay.

Oracle Corp và PeopleSoft xích lại gần nhau trên thị trường phần mềm, trong khi đó các doanh nghiệp vẫn còn thận trọng khi mua những sản phẩm của một công ty mới phát triển mà họ lo rằng sẽ không còn tồn tại trong những năm tới. Nhưng Dũng không hề nhụt chí.

Trụ sở chính của Fogbreak, công ty mới của Trung Dũng chẳng có chút hào nhoáng để xứng tầm với một người vừa tạo lập một gia tài kếch xù.

Từng cả gan thành lập công ty trong bối cảnh kinh tế suy sụp, Trung Dũng hiểu rằng không được hoang phí trong chi tiêu.

Anh thà không có thư ký và một văn phòng xa hoa lộng lẫy để tập trung tất cả cho nhu cầu của khách hàng.

Những người từng gặp người tỷ phú này khi anh còn là một chàng trai tay trắng đều nhận xét rằng, anh là một người rất khiêm tốn. Anh thành công vì đã biết nắm bắt cơ hội một cách nghiêm túc.

(Theo Dvt/DDDN/BPW

Wednesday, January 4, 2012

4 cách để tăng cường bảo mật Facebook

Từ vài tháng cuối năm trước, Facebook đã bắt đầu bị phàn nàn về vấn đề bảo mật và quyền riêng tư của người dùng. Trong khi chờ mạng xã hội này sửa các lỗi trên, người dùng có thể tham khảo 4 cách làm dưới đây để bảo đảm an toàn cho trang mạng xã hội của mình trong năm mới.

1. Kích hoạt tính năng mã hóa SSL

SSL (Secure Socket Layer) là một giao thức (protocol) cho phép truyền đạt thông tin một cách an toàn qua mạng. Facebook hiện đã áp dụng mã hóa SSL cho tất cả các trình duyệt trên trang web. Công ty cũng khuyến khích người dùng sử dụng tính năng trên đặc biệt khi truy cập tại các địa điểm công cộng như quán cà phê, sân bay hoặc thư viện.


Để kích hoạt tính năng bảo mật này, click vào mục Account Settings (Cài đặt Tài khoản), sau đó chọn "Security" trong số các tùy chọn ở phía bên trái của màn hình. Tại đó, bạn sẽ có thể để xem liệu tùy chọn "Secure Browsing" đã được kích hoạt hay chưa (enabled hay disabled). Nhấp vào "Edit" để kích hoạt nó.

Lưu ý rằng khi bạn để chế độ này, thời gian load trang web sẽ lâu hơn và có thể sẽ không sử dụng được một số ứng dụng không phải ứng dụng gốc của Facebook.

2. Cảnh giác với các thông tin bạn chia sẻ

Các thông tin bạn chia sẻ trong phần thông tin cá nhân có vẻ như vô hại nhưng lại có thể là "miếng mồi" với tin tặc.

Theo Mike Geide - nhà nghiên cứu bảo mật tại công ty Zscaler ThreatLabZ (Mỹ), các thông tin cá nhân như sinh nhật của người dùng đôi khi được sử dụng trong câu hỏi bảo mật. Tiết lộ ngày sinh trên Facebook có thể khiến bạn có nguy cơ bị hacker tấn công.

Ông Geide cũng khuyến cáo người dùng để các chế độ chỉ cho phép họ và bạn bè thấy thông tin trên trang Facebook cá nhân của mình. Để đặt chế độ này, vào phần Privacy Settings (Cài đặt bảo mật) và bấm vào "Edit Settings" và tiếp theo là "How Tags Work". Sau đó, tắt chức năng này.

Geide nói rằng tin tặc sử dụng dữ liệu vị trí của bạn không chỉ cho các cuộc tấn công trong thế giới thực mà còn cho các cuộc tấn công mạng xã hội. Ví dụ, tin tặc hoàn toàn có thể làm quen và sau đó gây hại cho bạn bằng một lời nhắn "Này, tôi đã gặp bạn tại hội nghị XYZ tuần trước" khi họ biết thông tin do bạn chia sẻ.

3. Hạn chế các ứng dụng và trò chơi

Trước đây, các ứng dụng của Facebook đã gây nên hiện tượng spam người dùng (gửi rất nhiều tin nhắn rác, không cần thiết).

Gần đây, Facebook đã đặt một số các giao thức an toàn, chẳng hạn như mật khẩu cho các ứng dụng để tăng cường bảo mật cho khách hàng. Mật khẩu cho ứng dụng là mật khẩu mà bạn sử dụng để đăng nhập vào ứng dụng của bạn, mà không cần phải nhập mật khẩu Facebook.

Để cài đặt mật khẩu ứng dụng, vào Account Settings (Cài đặt Tài khoản), sau đó chọn tab Security (Bảo mật). Nhấp vào "Edit" bên cạnh App Passwords ( Mật khẩu ứng dụng), sau đó làm theo hướng dẫn.


Geide cũng khuyến cáo người dùng nên xem xét kỹ các đòi hỏi của ứng dụng Facebook trước khi cài đặt và sử dụng chúng.

"Các ứng dụng có thể đưa ra một số các điều khoản. Bởi vậy, tốt hơn hết chỉ nên sử dụng các ứng dụng mà bạn thường xuyên dùng và tin tưởng"
- ông nói.

Cụ thể, Geide đề nghị người dùng nên chú ý cẩn thận với các ứng dụng gửi lên tường (wall) của mình hoặc tin nhắn do bạn bè gửi. Ngoài ra, cần kiểm tra xem những người cùng truy cập vào các ứng dụng đó có thể đọc được và lấy thông tin về bạn.

4. Đăng xuất khỏi tài khoản Facebook khi không sử dụng

Khi bạn đã hoàn tất những việc cần làm trên Facebook, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ đăng xuất khỏi tài khoản của mình. Ông Geide nói: "Điều này sẽ ngăn chặn các mối đe dọa khi ai đó tình cờ hoặc cố ý sử dụng chiếc máy tính bạn vừa dùng để truy cập Facebook."

Trong tháng 6/2010, hàng trăm ngàn người sử dụng đã trở thành nạn nhân của likejacking (hiện tượng đăng liên tục một nội dung quảng cáo trang web sau khi nhấp vào một đường link).


Nếu bạn quên đăng xuất khỏi Facebook sau khi dùng trên một máy tính hoặc thiết bị di động, bạn có thể làm điều này từ xa. Vào Account Settings (Cài đặt Tài khoản), nhấp vào tab "Security" ở bên trái. Chọn "Edit" bên cạnh phần "Active Sessions".

Những thông tin bên dưới sẽ chỉ cho bạn các địa chỉ đã đăng nhập trên các thiết bị khác, khi bạn truy cập Facebook lần cuối. Để đăng xuất bất kỳ tùy chọn nào, chỉ cần nhấp vào "End Activity" (kết thúc hoạt động).

(Theo PCWorld)

Popular Posts